Đền Vua Lê

Thứ ba - 07/11/2023 02:32
Mục lục

Di tích Đền Vua Lê


Là trung tâm hoạt động kinh tế - văn hoá - quân sự của nhiều triều đại vua quan phong kiến; là nơi hoạt động bí mật của Đảng bộ Cao Bằng nhiều sự kiện lịch sử đã diễn ra tại đây.

Được xếp hạng di tích cấp quốc gia tại Quyết định số 1568/QĐ/BT ngày 20/4/1995 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
 

Địa điểm


Thuộc xóm Na Lữ, xã Hoàng Tung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

Lịch sử di tích

Đền Vua Lê dựng trên một gò đất cao phía Bắc thành Na Lữ, gò này gọi là gò Long trong thành có 4 gò đất nổi lên được các triều đại vua phong kiến đặt cho 4 tên: Long, Ly, Quy, Phượng. Theo truyền thuyết và những tư liệu lịch sử  Đền Vua Lê vốn là cung điện trong thành Na Lữ. Thành do Cao Biền nhà Đường xây dựng, sau Nùng Tồn Phúc (cha của Nùng Trí Cao) tiếp tục xây dựng từ thế kỷ XI. 

Năm 1414, giặc Minh cai trị nước ta, ở Cao Bằng chúng đặt quan Thái thú cho đóng quân ở gò Đống Lân, thành Na Lữ, bắt Nhân dân đóng sưu thuế nặng, đàn áp và hà hiếp, cuộc sống của Nhân dân vô cùng cực khổ. Trước tình hình đó, Bế Khắc Thiệu - một hào trưởng giàu có ở Cao Bằng đã chiêu quân đứng lên khởi nghĩa, đồng thời liên kết với Nông Đắc Thái tổ chức đánh giặc. 

Năm 1592, nhà Mạc lên Cao Bằng, Mạc Kính Cung chiếm lấy thành Na Lữ lập cung điện. Sau ba đời sinh sống ở Cao Bằng đến thời Mạc Kính Vũ bị quân Lê - Trịnh đánh bại. Nhà Mạc bỏ cung điện và thành Na Lữ chạy sang Trung Quốc.

Năm Chính Hòa thứ 3 đời vua Lê Hy Tông, tức năm 1682, quan trấn thủ Cao Bằng là Lê Thì Hải đã tâu xin vua Lê cho sửa chữa thành Na Lữ cũ làm đền thờ vua Lê Thái Tổ (Đền Vua Lê hiện nay). Lấy áo bào và thanh kiếm thờ ở chỗ ngai vàng.
 


Trong thời kỳ chống thực dân Pháp, chống Mỹ Đền Vua Lê là nơi hoạt động bí mật của Đảng bộ tỉnh Cao Bằng, nhiều sự kiện lịch sử quan trọng đã diễn ra tại đây.

Đầu năm 1936 đồng chí Hoàng Đình Giong, Ủy viên BTVTWĐ từ nước ngoài về đây triệu tập cuộc họp tỉnh ủy mở rộng, có đại biểu các châu tới dự. Sau khi kết thúc cuộc họp đồng chí Hoàng Đình Giong chuẩn bị xuống vùng Duyên Hải (Hải Phòng - Quảng Ninh). Ngày 31/01/1936 đồng chí Lê Mới - Bí thư tỉnh Ủy tiễn đưa đồng chí Hoàng Đình Giong và đồng chí Vọng Bình (đóng giả vợ chồng) lên đường. 

Tháng 01/1936, Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức Hội nghị mở rộng nhằm củng cố Đoàn thanh niên và bầu ra BCH thanh niên cộng sản do đồng chí Lê Văn Thùy (tức Lê Lai) làm bí thư. 

Năm 1942 họp Hội nghị BCH tỉnh ủy Cao Bằng, có các đồng chí: Hoàng Đức Thạc, Hoàng Sâm, Hoàng Tô, Lê Khương, Dương Mạc Thạch, Lê Tòng được bầu làm Bí thư.

Năm 1944 họp Hội nghị Liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng do đồng chí Hoàng Đức Thạc (tức Lã) chủ trì và đồng chí được Hội nghị cử làm Bí thư. 

Tháng 9/1945 đồng chí Hoàng Đình Giong tổ chức thành lập Đội quân Nam tiến (gồm 07 phân đội, 150 người và chỉ huy hành quân đi Nam tiến)...
 

Trong kháng chiến chống mỹ cứu nước, Đền Vua Lê là nơi sơ tán của các cơ quan của tỉnh như: Trường Đảng, Nhà máy giấy Cao Bằng. 

 Lễ hội Đền Vua Lê được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng giêng âm lịch hằng năm.


Bản đồ vị trí:

 

Nguồn tin: Tuyên truyền Di tích huyện Hòa AN

  Ý kiến bạn đọc

Liên kết website
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay8,484
  • Tháng hiện tại139,520
  • Tổng lượt truy cập541,065



CHUYÊN TRANG  TUYÊN TRUYỀN TRUYỀN THỐNG VĂN HÓA - LỊCH SỬ CAO BẰNG
Liên hệ: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cao Bằng

Địa chỉ: Khu đô thị mới Km5, Phường Đề Thám, Thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng
Email: bantuyengiao.tu@caobang.gov.vn















 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây